Ăn gì để chỉ 'nạp' 1.500 calo mỗi ngày, mỗi tuần giảm nửa cân?
Cùng với Yamaha 135LC, Honda Wave 125i "Made in Malaysia" là những dòng xe máy số nhập khẩu vừa gia nhập thị trường Việt Nam. Nếu như Yamaha 135LC - mẫu xe được ví von như "hậu bối" của Exciter 135, đánh dấu sự trở lại của phân khúc xe máy số 135 phân khối tại Việt Nam, thì Honda Wave 125i tiếp tục "hâm nóng" cuộc cạnh tranh ở phân khúc xe máy 125 phân khối. Đáng chú ý, sự góp mặt của Honda Wave 125i "Made in Malaysia" còn hình thành thế cạnh tranh "tam mã" của một dòng xe cơ bản có chung kiểu dáng nhưng khác nhau về xuất xứ, giá bán… gồm: Honda Wave 125i "Made in Malaysia", Honda Future 125Fi và Honda Wave 125i nhập từ Thái Lan.Về cơ bản, nếu nhìn thoáng qua chắc hẳn nhiều người đều nhận thấy Honda Wave 125i "Made in Malaysia", Honda Future 125Fi và Honda Wave 125i là những mẫu mã tuy 3 mà 1 khi có kiểu dáng thiết kế gần như y hệt nhau. Dù vậy, cả ba đều có khác biệt về một số chi tiết thiết kế, vận hành khiến giá bán có sự chênh lệch. Cụ thể:Ngoài Honda Future 125Fi do Honda Việt Nam (HVN) lắp ráp, phân phối chính hãng, hai mẫu mã còn lại đều nhập khẩu nguyên chiếc. Cụ thể, Honda Wave 125i do Boon Siew Honda nhập khẩu từ Malaysia về Việt Nam số lượng không nhiều và chưa có nhiều đơn vị phân phối. Trong khi đó, Honda Wave 125i nhập từ Thái Lan đã về Việt Nam khoảng 5 năm trở lại đây và đã được nhiều cửa hàng kinh doanh xe không chính hãng phân phối.Khác nhau về xuất xứ, do đó mức giá ba mẫu xe này cũng có chênh lệch. Cụ thể, Honda Future 125Fi được HVN niêm yết giá từ 30,524 - 32,193 triệu đồng. Trong khi đó, Honda Future 125Fi "Made in Malaysia" có giá hơn 75 triệu đồng. Riêng Wave 125i "Thái Lan" có giá cao nhất, lên đến hơn 80 triệu đồng.Vẫn giữ lại phong cách thiết kế thanh lịch, thể thao hiện đại như Future 125 FI hay Wave Thái Lan nhưng Honda Wave 125i nhập khẩu từ Malaysia đã có đôi chút thay đổi về kích thước. Cụ thể, với kích thước dài, rộng, cao tương ứng 1.933 x 712 x 1.093 (mm), chiều cao yên 761 mm, khoảng sáng gầm 135 mm và trọng lượng 107 kg… Wave 125i Malaysia dài hơn 2 mm, rộng hơn 1 mm, cao hơn 10 mm, khoảng sáng gầm lớn hơn 2 mm, do đó nặng hơn 3 kg so với Honda Future 125 FI lắp ráp tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Wave 125i "Made in Malaysia" cũng có dung tích bình xăng lên đến 5,4 lít, nhiều hơn 0,8 lít so với Honda Future 125 FI.Tương tự Honda Future 125 FI hay Wave 125i nhập từ Thái Lan, Honda Wave 125i sản xuất tại Malaysia cũng được trang bị động cơ xăng, xi-lanh đơn, phun xăng điện tử, làm mát bằng không khí, SOHC 4 thì, 2 van, dung tích 125cc có công suất 9,2 mã lực và mô-men xoắn cực đại 10,2 Nm tại vòng tua máy 5.500 vòng/phút; kết hợp với hộp số 4 cấp. Dù vậy, để phù hợp với quy định và điều kiện vận hành tại Malaysia, động cơ trên Wave 125i do Boon Siew Honda sản xuất đã được tinh chỉnh lại ECU cho phản ứng nhanh nhạy, khả năng hoạt động mạnh mẽ, bền bỉ hơn đồng thời đáp ứng tiêu chuẩn khí thải siêu sạch EEV - Enhanced Environmental friendly vehicle.Dù không có hệ thống chống bó cứng phanh ABS nhưng Honda Wave 125i sản xuất tại Malaysia được trang bị hệ thống phanh đĩa trên cả hai bánh, trong khi Future 125 FI và Wave 125i Thái Lan sử dụng phanh đùm (phanh tang trống) truyền thống trên bánh sau. Giảm xóc sau được thiết kế cứng vững hơn đồng thời giảm xóc sau cũng sử dụng hai lò xo trị giảm chấn nhưng thiết kế lớn hơn trên Future 125 FI. Mẫu xe này vẫn sử dụng hệ truyền động bằng nhông, xích; tuy nhiên hộp bảo vệ xích thiết kế mở như các mẫu mô tô phân khối lớn. Đây cũng là điểm khác biệt so với thiết kế hộp xích dạng kín như Future 125 FI hay Wave 125i "Thái".Giá USD hôm nay 13.4.2024: Đô la tự do đi lên
Ngày 20.2, UBND P.Quảng Phúc (TX.Ba Đồn) cho biết vào hôm 18.2, chính quyền địa phương đã tổ chức buổi đối thoại với phụ huynh học sinh khối Tân Mỹ nhằm tìm giải pháp đưa các em trở lại trường học sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, sau cuộc thảo luận, vẫn chưa có sự thống nhất giữa các bên.Buổi đối thoại diễn ra tại Trường tiểu học số 1 phường Quảng Phúc với sự tham gia của lãnh đạo Phòng GD-ĐT thị xã Ba Đồn, chính quyền phường Quảng Phúc, Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm cùng hơn 100 phụ huynh học sinh điểm trường lẻ Tân Mỹ. Tại đây, các phụ huynh bày tỏ mong muốn được giữ lại điểm trường lẻ, và không đồng tình với phương án chuyển học sinh về điểm trường chính.Trước những lo ngại của phụ huynh, ông Nguyễn Tiến Thành, Chủ tịch UBND P.Quảng Phúc, đã thông báo kết luận của Sở Xây dựng Quảng Bình về tình trạng xuống cấp của trường học tại Tân Mỹ. Theo đó, cơ sở vật chất của điểm trường này không còn đảm bảo an toàn, buộc phải đóng cửa. Tuy nhiên, đông đảo phụ huynh vẫn phản đối phương án di dời, đồng thời đề nghị chính quyền tìm giải pháp sửa chữa để học sinh có thể tiếp tục học tập tại chỗ.Như Thanh Niên đã thông tin, kể từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, 154 học sinh thuộc điểm trường Tân Mỹ đã không trở lại trường. Sau một tuần nghỉ học, chỉ có một học sinh lớp 2 đến lớp. Phụ huynh cho rằng việc di chuyển đến điểm trường chính sẽ gây nhiều khó khăn vì đa số học sinh sống cùng ông bà, cha mẹ làm ăn xa.Từ năm 2019, địa phương đã bố trí kinh phí sửa chữa điểm trường lẻ theo mong muốn của người dân. Tuy nhiên, hiện tại, cơ sở hạ tầng đã xuống cấp nghiêm trọng, không thể tiếp tục sử dụng. Do đó, chính quyền địa phương khẳng định việc di dời học sinh về điểm trường chính là biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn.Lãnh đạo thị xã Ba Đồn và phường Quảng Phúc nhất trí với nguyện vọng lâu dài của phụ huynh về việc duy trì điểm trường lẻ. Tuy nhiên, trước mắt, việc di chuyển học sinh đến điểm trường chính là điều bắt buộc để đảm bảo điều kiện học tập an toàn, trong khi phương án sửa chữa hoặc xây mới vẫn đang chờ nguồn kinh phí thực hiện.
Giá chào cho thuê văn phòng tăng
Lễ kỷ niệm 150 năm thành lập Trường THPT Lê Quý Đôn có sự tham dự của ông Phan Nguyễn Như Khuê, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM và bà Trần Thị Diệu Thúy, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, cùng đại diện các sở, ngành.Theo lịch sử hình thành phát triển của Trường THPT Lê Quý Đôn hiện nay ghi lại thì trường được khởi công xây dựng vào năm 1874 và hoàn thành vào năm 1877. Lúc đầu, Trường THPT Lê Quý Đôn có tên Collège Indigène (Trung học bản xứ), sau đó được đổi thành Collège Chasseloup Laubat, theo tên Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp. Sau năm 1954, trường được đổi tên là Jean Jacques Rousseau. Đến 1970, trường trở thành Trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn.Sau năm 1975, trường được tách thành hai khu dành cho học sinh cấp 2 (Trường THCS Lê Quý Đôn) và khu dành cho học sinh cấp 3 (Trường THPT Lê Quý Đôn). Vào tháng 8 năm 1977, UBND TP.HCM ký quyết định thành lập Trường THPT Lê Quý Đôn.Ngôi trường trung học cổ nhất Sài Gòn thu hút nhiều học sinh ưu tú, nhân sĩ, trí thức yêu nước như: Quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk, nhà yêu nước Nguyễn An Ninh, học giả văn hóa Vương Hồng Sển, GS sử học Trần Văn Giàu, GS - Viện sĩ Trần Đại Nghĩa, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn...Hiện Trường THPT Lê Quý Đôn được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 (mức độ cao nhất trong thang đánh giá trường đạt chuẩn quốc gia) và đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3 (cấp độ cao nhất trong thang đánh giá kiểm định chất lượng đào tạo). Từ năm học 2006-2007, Trường THPT Lê Quý Đôn là trường đầu tiên tại TP.HCM thực hiện mô hình tiên tiến theo xu thế hội nhập quốc tế.Tại lễ kỷ niệm, bà Bùi Minh Tâm, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn, chia sẻ sự đồng lòng hợp lực của toàn thể thầy và trò Trường THPT Lê Quý Đôn chính là nền tảng vững chắc cho tương lai phát triển của ngôi trường, đào tạo ra những thế hệ học sinh tự tin, năng động, sáng tạo, sẵn sàng vươn ra biển lớn, hội nhập năm châu, cũng đồng thời là thế hệ trẻ tương lai của TP."Thay mặt tập thể sư phạm nhà trường, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các cấp ủy, chính quyền địa phương, lãnh đạo Sở GD-ĐT TPHCM qua các thời kỳ vì sự quan tâm sâu sát, tạo mọi điều kiện cho chúng tôi khẳng định chất lượng giáo dục của mình qua các chiến lược đổi mới, sáng tạo, hợp tác và hội nhập quốc tế", Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn chia sẻ.Ghi nhận những đóng góp nổi bật của ngôi trường 150 tuổi, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Thị Diệu Thúy cho rằng, lễ kỷ niệm 150 năm thành lập mang ý nghĩa, dấu ấn đặc biệt bởi không chỉ đánh dấu quãng đường lịch sử 150 năm của một di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố mà còn khích lệ nhà trường trong hành trình tiên phong đổi mới, sáng tạo và hội nhập quốc tế.Từ ngôi trường này, biết bao thế hệ học sinh đã ghi danh mình vào lịch sử với tinh thần yêu nước, hiếu học, dám dấn thân, sáng tạo với niềm đam mê cháy bỏng.Phó chủ tịch UBND TPHCM Trần Thị Diệu Thúy phát biểu: "Với sức sống bền bỉ 150 năm và nội lực hiện tại, tôi mong nhà trường tiếp tục đoàn kết, đồng lòng với tinh thần đổi mới giáo dục, thực hiện chuyển đổi số toàn diện nhằm tiếp tục khẳng định mạnh mẽ học hiệu, từ đó tạo dựng niềm tin vững chắc đối với phụ huynh và xã hội, xa hơn nữa là trong khu vực và quốc tế".Riêng đối với học sinh, lãnh đạo TP.HCM, nhắn gửi: "Trong môi trường giáo dục thuận lợi như Trường THPT Lê Quý Đôn, các em hãy cố gắng tự tạo cho mình những thử thách riêng, tìm ra phương pháp tự học riêng và kiên trì thực hiện bằng kỷ luật riêng của mình. Chính các em là thế hệ tiếp nối những truyền thống rực rỡ của nhà trường, đồng thời là nguồn nhân lực chất lượng cao cho TP".Nhân dịp ngôi trường kỷ niệm 150 năm tuổi, Chủ tịch UBND TP.HCM đã quyết định trao tặng Cờ truyền thống của UBND TP cho Trường THPT Lê Quý Đôn vì có thành tích xuất sắc trong quá trình xây dựng và phát triển.
Hôm nay 20.3, ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), đã ký công văn trả lời các sở GD-ĐT Hà Nội, TP.HCM, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Trị về thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT."Sau khi cân nhắc nhiều yếu tố, Bộ GD-ĐT quyết định giữ nguyên lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2025 như đã công bố trong kế hoạch năm học 2024 -2025. Việc giữ nguyên lịch thi như đã công bố góp phần làm ổn định tâm lý cho học sinh, phụ huynh và không làm ảnh hưởng đến các hoạt động khác trong ngành giáo dục", văn bản của Bộ GD-ĐT nêu.Bộ GD-ĐT đề nghị các sở GD-ĐT phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để triển khai kế hoạch năm học, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo đúng kế hoạch và bảo đảm an toàn, nghiêm túc đúng quy chế.Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, sở GD-ĐT như Hà Nội, TP.HCM, Nghệ An, Ninh Bình đã có văn bản kiến nghị Bộ GD-ĐT xem xét đẩy sớm lịch thi tốt nghiệp THPT vì lý do cả nước đang thực hiện sắp xếp, sáp nhập tỉnh, thành phố và kết thúc nhiệm vụ cấp huyện theo kết luận của Bộ Chính trị. Việc đẩy sớm kỳ thi để đảm bảo quyền lợi cho học sinh, ổn định tâm lý cho phụ huynh, học sinh; thuận lợi cho công tác chuẩn bị của các địa phương để triển khai kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay.Một số địa phương nêu thời gian mong muốn tổ chức thi là trong khoảng thời gian ngày 7 đến 10.6. Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV Thanh Niên, ý kiến của đa số học sinh, phụ huynh, nhà giáo và các chuyên gia đều cho rằng việc thay đổi lịch thi như vậy sẽ gây nhiều xáo trộn không cần thiết. 2025 là năm đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trong khung kế hoạch thời gian năm học, Bộ GD-ĐT dự kiến, kỳ thi diễn ra trong hai ngày 26 và 27.6. Thí sinh thi 4 môn, trong đó có 2 môn bắt buộc là ngữ văn và toán; 2 môn còn lại học sinh được tự chọn trong số các môn đã học ở trường (ngoại ngữ, hóa học, vật lý, sinh học, địa lý, lịch sử, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ).
Nữ điều dưỡng viết thư động viên bệnh nhân giai đoạn cuối
Hyundai Grand i10 tại Việt Nam vừa bước sang thế hệ mới với nhiều thay đổi